rip-shape-bottom.png

Sự tuân thủ

Để gia nhập thị trường châu Âu thành công, mọi doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất khẩu bất kỳ sản phẩm nào cũng cần phải tuân theo 3 cấp độ tuân thủ sau: Các quy định và các hiệp định, các yêu cầu của người mua, các tiêu chuẩn bền vững tự nguyện.  Cơ hội thị trường và sự phức tạp thường đi đôi với nhau. Với kiến thức, kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi có mặt ở đây để giúp các doanh nghiệp xác định và ngăn ngừa các vi phạm xuất khẩu đồng thời phát triển và điều chỉnh sản phẩm của các doanh nghiệp cho thị trường châu Âu.

Các quy định và thoả thuận

Hiệp định thương mại tự do

EVFTA:

Hiệp định thương mại tự do EU-Việt nam (EVFTA) là FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 quốc gia là thành viên của Liên minh châu Âu. Ngày 30/6/2019, Liên minh châu Âu và Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại và Bảo hộ Đầu tư. Việc xuất khẩu vào các quốc gia là đối tác EVFTA có thể thúc đẩy lợi nhuận cho doanh nghiệp. EVFTA mang lại cho các doanh nghiệp Việt NAm khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn bằng việc giảm bớt các rào cản thương mại như cắt giảm thuế quan và các điều khoản khác.

Vui lòng truy cập trang web của Trung tâm WTO và Thương mại quốc tế, phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam để biết thông tin đầy đủ về EVFTA

Xem chi tiết

Các quy định của châu Âu

An toàn thực phẩm, kiểm soát sức khoả và ô nhiễm

Ngoài các thủ tục hải quan, hầu hết các quy định bắt buộc liên quan đến nhập khẩu thực phẩm vào thị trường EU đều liên quan đến an toàn thực phẩm.

Khi xuất khẩu thực phẩm vào EU, các doanh nghiệp phải tuân thủ Luật Chung về Thực phẩm - quy định khung pháp lý về an toàn thực phẩm tại châu Âu, được nêu trong Quy định 178/2002/EC.

Châu Âu là một thị trường hỗn hợp nên có nhiều khía cạnh khác nhau về yêu cầu an toàn thực phẩm, bao gồm:

  • Kiểm dịch thực vật
  • Kiểm soát biên giới chính thức đối với thực phẩm nhập khẩu vào Liên minh châu Âu
  • Kiểm soát các chất gây ô nhiễm
  • Kiểm soát độc tố, nấm mốc
  • Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu
  • Kiểm soát chlorate và perchlorate
  • Các yêu cầu thành phần sản phẩm
  • Đóng gói an toàn và dán nhãn thông tin
  • Thực phẩm mới lạ
  • Truy xuất nguồn gốc
  • Các rào cản thuế quan

Các yêu cầu của người mua

Người mua châu Âu thường yêu cầu bằng chứng về bất kỳ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nào được thể hiện dưới dạng giấy chứng nhận cụ thể do các cơ quan kiểm soát độc lập cấp. Một số người mua sẽ có danh sách kiểm soát riêng và một số khác lại có các yêu cầu khác về chất lượng.  Bên cạnh các khía cạnh về anh toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm, ngày càng có nhiều yêu cầu về bằng chứng thực hành kinh doanh bền vững và có đạo đức.

Chứng nhận an toàn thực phẩm

Mặc dù chứng nhân an toàn thực phẩm không phải là bắt buộc theo Luật pháp châu Âu, nhưng nó đã trở thành điều bắt buộc đối với hầu hết các nhà nhập khẩu thực phẩm tại châu Âu. Các chương trình chứng nhận phổ biến nhất mà mà người mua châu Âu yêu cầu là Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI),  Tiêu chuẩn Nổi bật Quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn Toàn cầu của Hiệp hội bán lẻ Anh (BRCGS), Chứng nhận Hệ thống An toàn Thực phẩm (FSSC 22000); ISO 22000, v.v.

Kiểm soát phòng thí nghiệm

Trên thực tế, chứng nhận an toàn thực phẩm (hầu như là bắt buộc) thường kém quan trọng hơn so với phê duyệt thực tế của sản phẩm, vì vậy người mua tại châu Âu thường đòi hỏi các kiểm nghiệm trong phòng thí nghiệm. Thông lệ phổ biến tại châu Âu là giao hàng kèm theo hồ sơ kiểm nghiệm tại các phòng thí nghiệm có thời hạn không quá 6 tháng.

Yêu cầu về trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp

Các hoạt động xã hội, môi trường và đạo đức có liên quan tới CSR tại thị trường châu Âu có thể được thực hiện theo từng cấp độ của chuỗi cung ứng.  Từ cấp độ trang trại và sản xuất đến chế biến thực phẩm cho tới giao hàng cho người tiêu dùng. Các công ty có các yêu cầu khác nhau về trách nhiệm xã hội.

Các tiêu chuẩn về bền vững tự nguyện

Tính bền vững đã trở thành một trong những chủ đề quan trọng nhất trong các chương trình nghị sự chính thức của châu Âu. Tiêu chuẩn bền vững tự nguyện (VSS) đang gia tăng nhanh chóng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Người tiêu dùng, chủ yếu ở các nước phát triển, sẵn sàng trả thêm những khoản phí đang kể cho các tiêu chuẩn như vậy. Hơn nữa, các doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ việc sử dụng các tiêu chuẩn bền vững trong các sự vụ khác nhau như vận hành, mua sắm, sự tham gia của các bên liên quan và sự thay đổi trong toàn ngành.

Vui lòng xem các hỗ trợ của chúng tôi để giúp bạn đạt được các tiêu chuẩn bền vững tự nguyện

Chứng nhận uEBT

UEBT là một chứng nhận quốc tế thể hiện các cam kết của công ty trong việc tìm nguồn cung ứng gắn với tôn trọng con người và sự đa dạng sinh học.  Chứng nhận đạt tiêu chuẩn UEBT yêu cầu hai bước đánh giá: Đánh giá thành viên và đánh giá chứng nhận.

Chứng nhận UEBT bao gồm 27 tiêu chí và 154 chỉ số tuân thủ được nâng cấp và phát triển từ 7 nguyên tắc Thương mại sinh học. Các yêu cầu tuân thủ này đảm bảo công ty cung cấp các nguyên liệu từ tự nhiên thông qua một hệ thống tôn trọng quyền con người, xã hội, và góp phần bảo tồn sự đa dạng sinh học địa phương trong vòng 50Km tính từ trang trại/điểm tập kết. Để các doanh nghiệp góp phần vào bảo tồn đa dạng sinh học, UEBT yêu cầu các công ty tuân thủ thực hiện Kế hoạch Hành động đa dạng Sinh học (BAP). BAP là một công cụ để lập kế hoạch và giám sát các hoạt động do doanh nghiệp thực hiện nhằm góp phần cải thiện đa dạng sinh học địa phương.

Chứng nhận thương mại công bằng

Các tiêu chuẩn về Thương mại công bằng (Fairtrade) được thiết kế để hỗ trợ sự phát triển bền vững của các tổ chức sản xuất nhỏ và lao động nông nghiệp tại các nước đang phát triển.  Các tiêu chuẩn Fairtrade  kết hợp một cách toàn diện các tiêu chí xã hội, kinh tế và môi trường. Các tiêu chuẩn bao gồm cả các yêu cầu cốt lõi và các yêu cầu phát triển nhằm mục tiêu cải tiến mang lại các lợi ích cho  người sản xuất và cộng đồng của họ

Đối với tất cả các sản phẩm, các tiêu chuẩn Fairtrade yêu cầu người mua phải trả một mức giá tối thiểu Fairtrade và/hoặc mức Phí phụ trội Fairtrade cho các nhà sản xuất và và sử dụng tối thiểu các hoá chất nông nghiệp, an toàn cũng như quản lý các chất thải hợp lý và an toàn, duy trì độ màu mỡ của đất và tài nguyên nước, không sử dụng sinh vật biến đổi gen (GMOs).

Chứng nhận Fair for life

Là một chương trình quốc tế được công nhận , dựa trên các tham khảo tiêu chuẩn cơ bản quan trọng (các định nghĩa quốc tế về Thương mại công bằng, ISO 26000, các công ước của ILO, tiêu chí xã hội của IFOAM), Fair for Life thúc đẩy cách tiếp cận Thương mại công bằng, trong đó cho phép mọi nhà sản xuất và người lao động làm việc trong điều kiện bất lợi về kinh tế - xã hội được tiếp cận nhiều hơn các lợi ích kinh tế - xã hội.

Cam kết Fair for Life có thể được làm nổi bật bằng việc sử dụng logo trên các sản phẩm nếu mọi tác nhân của chuỗi cung ứng đều được kiểm soát theo các tiêu chuẩn Vì cuộc sống và theo các điều kiện.

Chứng nhận Rainforest Alliance (RA)

Chứng nhận Rainforest Alliance giúp nông dân sản xuất cây trồng tốt hơn, thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng năng suất và giảm chi phí.   Những lợi ích này mang lại cho các doanh nghiệp nguồn cung ổn định và bảo đảm các sản phẩm được chứng nhận.  Các nguồn cung ứng sản phẩm được chứng nhận Rainforest Alliance cũng giúp các doanh nghiệp đáp ứng được sự kỳ vọng của người tiêu dùng và bảo vệ an toàn giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.