Hoa hồi

Các đặc trưng của sản phẩm

Tại Việt Nam hiện nay, cây hồi được trồng nhiều chủ yếu ở các tỉnh biên giới phía Bắc như Lạng Sơn, Quảng Ninh với tổng diện tích ước tính khoảng 55.000 ha với tổng sản lượng khoảng 6.000 tấn sản phẩm khô/năm, trong đó khoảng 5.000 tấn dành cho xuất khẩu và 1.000 tấn được sử dụng để chiết xuất tinh dầu.

Việt Nam là nước xuất khẩu hoa hồi lớn thứ hai thế giới, chiếm 15% thị trường toàn cầu với giá trị xuất khẩu hàng năm đạt trên 40 triệu đô la Mỹ. Thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam là các nước Pháp, Đức, Trung Quốc, Singapore và Đài Loan.

Hầu hết các diện tích trồng hồi tại Việt Nam đều thuộc loại đất giàu mùn, chua nhẹ đến trung tính,  thoát nước tốt nên đã tạo ra chất lượng đặc biệt cho sản phẩm hoa hồi. Điều này đã làm cho Việt Nam trở nên nổi tiếng là quê hương lý tưởng của loại gia vị này, giúp đất nước của chúng tôi trở thành quốc gia sản xuất hoa hồi lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc đại lục. Hoa hồi Việt Nam được thu hái bằng tay từ trên cây, phơi nắng khô tự nhiên và chế biến theo quy trình nghiêm ngặt tại nhà máy để duy trì màu sắc tự nhiên và hương vị đặc trưng. Hoa hồi có thể được cung cấp ở dạng nguyên vẹn, dạng mảnh vụn hoặc dạng xay. Hoa hồi Việt Nam được thu hoạch 2 vụ mỗi năm – vụ Xuân từ tháng Ba tới tháng Năm và vụ Thu từ tháng Tám tới tháng Chín. Sản phẩm vụ Thu có đặc điểm hoa to hơn, hạt bên trong to hơn và mùi thơm nồng hơn.

Là một loại gia vị quyến rũ của Việt Nam. hoa hồi là một bữa tiệc mãn nhãn và thú vụ cho mũi. Hương vị tươi mát và sắc nét của nó được tìm thấy trong nhiều món ăn và các loại bánh ngọt, cũng như nước hồi và các loại đồ uống thú vị khác quanh khu vực Địa Trung Hải.

Hoa hồi Việt Nam chứa một tỷ lệ cao chất axit shikimic, nguyên liệu chính để sản xuất Tamiflu

Đối tác của chúng tôi