Chứng nhận
Quốc tế

Chứng nhận bền vững quốc tế có thể cho biết mức độ cam kết  cũng như củng cố danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường cao cấp

B Uebt Certificate

UEBT là một chứng nhận quốc tế thể hiện các cam kết của công ty trong việc tìm nguồn cung ứng gắn với tôn trọng con người và sự đa dạng sinh học.  Chứng nhận đạt tiêu chuẩn UEBT yêu cầu hai bước đánh giá: Đánh giá thành viên và đánh giá chứng nhận.

Chứng nhận UEBT bao gồm 27 tiêu chí và 154 chỉ số tuân thủ được nâng cấp và phát triển từ 7 nguyên tắc Thương mại sinh học. Các yêu cầu tuân thủ này đảm bảo công ty cung cấp các nguyên liệu từ tự nhiên thông qua một hệ thống tôn trọng quyền con người, xã hội, và góp phần bảo tồn sự đa dạng sinh học địa phương trong vòng 50Km tính từ trang trại/điểm tập kết. Để các doanh nghiệp góp phần vào bảo tồn đa dạng sinh học, UEBT yêu cầu các công ty tuân thủ thực hiện Kế hoạch Hành động đa dạng Sinh học (BAP). BAP là một công cụ để lập kế hoạch và giám sát các hoạt động do doanh nghiệp thực hiện nhằm góp phần cải thiện đa dạng sinh học địa phương.

UEBT/RA là chứng nhận trong chương trình hợp tác giữa UEBT và Rainforest Alliance dành cho tất cả các nguyên liệu thảo dược và trái cây dùng để chế biến, bao gồm rooibos và các thảo dược và gia vị khác như vani, ớt và tiêu. Các yêu cầu của chứng nhận UEBT/RA được kết hợp và nâng cấp một phần của các chứng nhận RA và chứng nhận UEBT với khả năng truy xuất nguồn gốc từ nền tảng Multitrace của Rainforest Alliance. Theo yêu cầu của tiêu chuẩn UEBT. các công ty tuân thủ RA/UEBT cũng phải xây dựng Kế hoạch Hành động đa dạng Sinh học (BAP) để đóng góp vào bảo tồn đa dạng sinh học.

Mọi nguyên liệu được chứng nhận theo UEBT/Rainfores Alliance cũng có thể được mang dấu chứng nhận Rainforest Alliance hoặc dán nhãn chứng nhận UEBT

Chứng nhận hữu cơ là chứng nhận quốc tế rât phổ biến và là chứng nhận bắt buộc để bán được các sản phẩm vào các thị trường cao cấp. Chứng nhận hữu cơ nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.

Chứng nhận hữu cơ rất nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất. Đối với cây trồng, việc sử dụng hoá chất, phân bón hoá học trong vòng từ 3 – 5 năm trở lại đây, kiểm toán chứng nhận sẽ lấy mẫu để phân tích hơn 500 chỉ số về chất hoá học. Các loại phân trộn được sử dụng cũng phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật. Các diện tích canh tác hữu cơ phải có một vùng đệm tối thiểu 2m để tránh các nguy cơ ô nhiễm từ bên ngoài.

Quá trình sản xuất và vận chuyển phải được giám sát và ghi chép lại, đảm bảo tính truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Mọi nhà sản xuất và nhân viên của họ phải được đào tạo về chứng nhận hữu cơ. Công ty cũng phải đảm bảo đầy đủ quyền lợi và nhu cầu của người lao động.

Chứng nhận Rainforest Alliance giúp nông dân sản xuất cây trồng tốt hơn, thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng năng suất và giảm chi phí. Những lợi ích này mang đến cho các công ty nguồn cung ứng ổn định và bảo đảm các sản phẩm được chứng nhận. Các nguồn cung ứng sản phẩm được chứng nhận Rainforest Alliance cũng giúp các doanh nghiệp đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng và bảo vệ an toàn giá trị thương hiệu của doanh nghiệp

Các tiêu chuẩn về Thương mại công bằng (Fairtrade) được thiết kế để hỗ trợ sự phát triển bền vững của các tổ chức sản xuất nhỏ và lao động nông nghiệp tại các nước đang phát triển.  Các tiêu chuẩn Fairtrade  kết hợp một cách toàn diện các tiêu chí xã hội, kinh tế và môi trường. Các tiêu chuẩn bao gồm cả các yêu cầu cốt lõi và các yêu cầu phát triển nhằm mục tiêu cải tiến mang lại các lợi ích cho  người sản xuất và cộng đồng của họ.

Đối với tất cả các sản phẩm, các tiêu chuẩn Fairtrade yêu cầu người mua phải trả một mức giá tối thiểu Fairtrade và/hoặc mức Phí phụ trội Fairtrade cho các nhà sản xuất và và sử dụng tối thiểu các hoá chất nông nghiệp, an toàn cũng như quản lý các chất thải hợp lý và an toàn, duy trì độ màu mỡ của đất và tài nguyên nước, không sử dụng sinh vật biến đổi gen (GMOs).

Là một chương trình quốc tế được công nhận , dựa trên các tham khảo tiêu chuẩn cơ bản quan trọng (các định nghĩa quốc tế về Thương mại công bằng, ISO 26000, các công ước của ILO, tiêu chí xã hội của IFOAM), Fair for Life thúc đẩy cách tiếp cận Thương mại công bằng, trong đó cho phép mọi nhà sản xuất và người lao động làm việc trong điều kiện bất lợi về kinh tế – xã hội được tiếp cận nhiều hơn các lợi ích kinh tế – xã hội.

Cam kết Fair for Life có thể được làm nổi bật bằng việc sử dụng logo trên các sản phẩm nếu mọi tác nhân của chuỗi cung ứng đều được kiểm soát theo các tiêu chuẩn Vì cuộc sống và theo các điều kiện.

curved-shape-top.svg
winding-line-3.png

Làm thế nào để có được chứng nhận quốc tế

Step
1
Tư vấn cho các công ty/Hợp tác xã/nhóm sản xuất về các tiêu chuẩn và chứng chỉ liên quan

Tư vấn và hỗ trợ các đối tác xác định các tiêu chuẩn và chứng chỉ phù hợp nhất với năng lực và tầm nhìn của từng đơn vị

2
Thực hiện đánh giá chuỗi giá trị từ đồng ruộng tới nhà máy

Đánh giá năng lực hiện tại của các đối tác để xây dựng các kế hoạch và giải pháp phù hợp.

3
Phát triển các công cụ hệ thống tuân thủ bao gồm Hệ thống kiểm soát nội bộ (ICS), tài liệu đào tạo cho nông dân và nhân viên tuân thủ

Giúp các đối tác xây dựng và phát triển các công cụ quản lý hệ thống tuân thủ các tiêu chuẩn, bao gồm Hệ thống Kiểm soát Nội bộ (ICS), đào tạo nông dân và các nhân viên tuân thủ.

4
Huấn luyện các nhân viên và nông dân tuân theo ICS

Đào tạo nhân viên và nông dân hiểu về Hệ thống Kiểm soát Nội bộ (ICS) và sử dụng hệ thống ICS trong quản lý và truy xuất sản phẩm.

5
Đăng ký với tổ chức phát hành chứng nhận

Hỗ trợ công ty hoàn thành việc tìm kiếm ứng dụng và chọn lựa tổ chức phù hợp nhất để đánh giá và chứng nhận.

6
Hỗ trợ tuân thủ trong thời gian đánh giá chính thức

Tư vấn để cải thiện và hoàn thành các lỗi trước khi đánh giá chính thức.

7
Quy trình kiểm toán nội bộ và khắc phục các lỗi

Hỗ trợ các đối tác tự đánh giá và tư vấn để hoàn thiện các lỗi và các điểm còn sai sót trước khi đăng ký đánh giá chứng nhận.