Quế

Các đặc trưng của sản phẩm

Các vùng trồng quế của Việt Nam phần lớn là giống quế Cassia, để phân biệt với giống quế Ceylon có xuất xứ từ Sri Lanka và Madagasca. Tại Việt Nam, diện tích trồng quế có thể chia làm ba khu vực chính: Yên Bái & Lào Cai, Bắc Kạn & Thái Nguyên, Quảng Nam & Quảng Ngãi, với tổng diện tích trồng năm 202 xấp xỉ 123,970 ha, trong đó 50,000 ha đã cho khai thác 41,000 tấn vỏ quế. Việt Nam được ghi nhận là một trong năm nước có diện tích trồng quế lớn nhất thế giới.

Cây quế Việt Nam là cây thân gỗ lâu năm thuộc loại Cassia, được coi là đặc sản của địa phương nơi trồng quế do những yêu cầu cao về chất lượng đất và các điều kiện khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt. Chất lượng quế cassia Việt Nam cao hơn đáng kể so với quế cùng loại trồng ở các nơi khác.

Quế Việt Nam có hàm lượng cinnamandehyde cao hơn tất cả các loại quế khác, tạo nên hương vị và mùi thơm nồng, kết hợp với chất ô-xy hoá phong phú nhất và các hợp chất có tính kháng khuẩn, chống viêm, nó đã được đánh giá cao về tác dụng điều trị từ rất xa xưa. Thời trung cổ, quế được sử dụng để trị nhiều loại bệnh, chẳng hạn như viêm họng và ho. Nó cũng đã được chứng minh là có lợi ích trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Do nồng độ cinnamaldehyde cao đặc biệt, quế Việt Nam được coi là một trong những loại quế có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó,  Cinnamomum loureiroi, quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam và Mỹ dưới cái tên quế Hoàng gia hay còn gọi là quế Sài Gòn, có xuất xứ miền Trung Việt Nam, còn được dùng để tạo hương vị cho các món phở và các món sử dụng nước dùng của Việt Nam. Quế Sài Gòn đặc biệt có hàm lượng 1 – 5% tinh dầu và 25% cinnamaldehyde trong tinh dầu, cao nhất trong tất cả các loại quế, có tiềm năng để sản xuất quế dược liệu.

Các đối tác của chúng tôi